Mục lục nội dung
- 1 VIÊM KHỚP THIẾU NIÊN LÀ GÌ?
- 2 NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM KHỚP THIẾU NIÊN
- 3 TRIỆU CHỨNG VIÊM KHỚP THIẾU NIÊN LÀ GÌ?
- 4 Viêm khớp hệ thống
- 5 Viêm nhiều khớp với yếu tố dạng thấp (RF) âm tính
- 6 Viêm nhiều khớp (RF) dương tính
- 7 Viêm một khớp hay vài khớp
- 8 Viêm khớp mở rộng
- 9 Thể viêm cột sống dính khớp
- 10 Viêm khớp vảy nến
- 11 Triệu chứng cận lâm sàng
- 12 CHẨN ĐOÁN VIÊM KHỚP THIẾU NIÊN NHƯ THẾ NÀO?
- 13 Chẩn đoán lâm sàng
- 14 Chẩn đoán xác định
- 15 ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP THIẾU NIÊN NHƯ THẾ NÀO?
- 16 Điều trị viêm khớp thiếu niên bằng tây y
- 17 Điều trị bằng Corticoid
- 18 Điều trị phối hợp
- 19 Điều trị viêm khớp thiếu niên bằng đông y
- 20 CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỆNH VIÊM KHỚP THIẾU NIÊN
- 21 Viêm khớp gối thiếu niên nên ăn gì?
- 22 Bệnh viêm khớp thiếu niên nên kiêng ăn gì?
Viêm khớp thiếu niên là bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến cả quá trình vận động và sinh hoạt của trẻ sau này. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có đánh giá về tỷ lệ mắc bệnh nhưng ngày càng có nhiều trẻ thiếu niên mắc phải bệnh lý này. Chính vì vậy, các thông tin về bệnh lý cũng như cách chữa bệnh hiệu quả càng được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Dưới đây là những thông tin tổng hợp những kiến thức cần thiết về bệnh giúp các bạn hiểu và có phương pháp khắc phục bệnh tốt nhất.
VIÊM KHỚP THIẾU NIÊN LÀ GÌ?

Viêm khớp thiếu niên là bệnh lý mắc phải của các trẻ ở độ tuổi thiếu niên (từ 2-16 tuổi). Hiện nay số trẻ em mắc phải khoảng 1/1000/ trẻ ở châu Mỹ và châu Âu ở thể trạng diễn biến nhẹ, những trẻ mắc nặng hơn rơi vào khoảng 1/10.000 trẻ.
Bệnh viêm khớp ở trẻ là một bệnh lý tổn thương về xương khớp dạng tự phát hay gặp ở thể lâm sàng. Đây là bệnh lý khá khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Bởi vì bệnh này khó nhận biết, diễn biến phức tạp. Nó là bệnh lý mãn tính kéo dài ít nhất 6 tuần ở trẻ dưới 16 tuổi.
Bệnh viêm khớp ở trẻ khá nguy hiểm có thể gây ra tình trạng teo cơ, viêm mống mắt khớp khiến trẻ tàn tật suốt đời. Đây là bệnh mãn tính nên thời gian điều trị lâu dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ nhỏ.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM KHỚP THIẾU NIÊN
Hiện nay, mặc dù có nhiều nghiên cứu về bệnh lý này nhưng các nhà khoa học vẫn rất khó xác định một nguyên nhân rõ ràng gây ra bệnh. Viêm khớp thiếu niên là dạng bệnh lý tự phát ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, từ nhiều nghiên cứu có thể chỉ ra rằng bệnh có tính chất tự miễn nhiễm với tình trạng nhiễm trùng làm phát khởi quá trình của hệ thống miễn dịch, bao gồm phức hợp miễn dịch hoạt hóa bổ thể và lympho T trong dịch khớp.
Từ đó có thể dẫn đến tình trạng nhiễm virus, Chlamydia, Mycoplasma, Streptococus, Salmonella, Shigella… Ngoài ra, yếu tố di truyền cùng là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ bị bệnh nhiều hơn. Những trẻ có cha mẹ mắc bệnh lý này sẽ có nguy cơ mắc phải lớn hơn các trẻ khác.
Bên cạnh đó các yếu tố như: ô nhiễm môi trường, các tác nhân nhiễm khuẩn, rối loạn hệ thống miễn dịch… cũng là một trong các nguy cơ gây ra bệnh.
TRIỆU CHỨNG VIÊM KHỚP THIẾU NIÊN LÀ GÌ?
Bệnh viêm khớp thiếu niên có hai dạng là thể triệu chứng lâm sàng và thể cận lâm sàng. Mỗi thể lại có những biểu hiện bệnh lý khác nhau, dưới đây là những mô tả chi tiết về triệu chứng ở hai bệnh lý này.
Các triệu chứng lâm sàng bệnh viêm khớp thiếu niên
Viêm khớp hệ thống
Đối với những trẻ viêm khớp hệ thống thì triệu chứng có thể có là: mệt mỏi, mỗi ngày sốt từ 1 đến 2 cơn, trên da có thể nổi phát ban đỏ hoặc hồng khi sốt cao, thậm chí có thể nổi các hạch bạch huyết. Những vị trí có thể bị viêm nhiều nhất là khớp gối, cổ tay, cổ chân, ngón tay, ngón chân. Có những trẻ có thể xuất hiện viêm khớp sau vài tuần nhiễm bệnh nhưng có trẻ vài năm sau mới xuất hiện. Khi trẻ mắc bệnh này thường khó thở, tức ngực.
Viêm nhiều khớp với yếu tố dạng thấp (RF) âm tính
Những trẻ mắc bệnh ở thể này thường bị viêm ít nhất từ 5 khớp trở lên trong vòng 6 tuần. Đây là thể bệnh nguy hiểm, diễn ra nhanh, các khớp bị viêm có thể đối xứng hoặc không đối xứng. Một số khớp hay mắc nhất là: khớp gối, cổ tay, cổ chân, bàn ngón tay, bàn ngón chân.
Viêm nhiều khớp (RF) dương tính
Nếu như trẻ bị viêm nhiều khớp sẽ giống như dạng viêm khớp dạng thấp ở người lớn. Những người mắc bệnh này thường xảy ra ở khớp các ngón tay hoặc khớp đối xứng.
Viêm một khớp hay vài khớp
Những trẻ mắc dạng viêm khớp này thường xảy ra ở khớp gối, cổ tay, cổ chân, các khớp nhỏ, các khớp không đối xứng. Các trẻ mắc bệnh có nguy cơ viêm dính mống mắt, xơ hóa đục giác mạc, đục nhân mắt,… Nếu những trẻ bị viêm ở khớp gối có thể xảy ra tình trạng phì đại khớp gối.
Viêm khớp mở rộng
Nếu trẻ bị viêm khớp dạng này thì bệnh có xu hướng phát triển nhanh, nguy cơ xứng bị phá hủy, biến dạng khớp.
Thể viêm cột sống dính khớp
Viêm khớp thiếu niên ở dạng này bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu như viêm các điểm bám tận của các dây chằng vào xương, các điểm bám gân, gai chậu, gan bàn chân, mắt đỏ và đau. Nếu để xảy ra tình trạng dính khớp thì trẻ có thể bị tàn phế suốt đời.
Viêm khớp vảy nến
Khi trẻ mắc viêm khớp dạng này thường kèm theo mắc bệnh vảy nến ở các vị trí như da đầu, quanh rốn, kẽ móng, tổn thương móng tay. Trong các khớp hay mắc phải thì khớp gối có nguy cơ mắc nhiều nhất.
Triệu chứng cận lâm sàng
Viêm khớp thiếu niên dạng này thường được chẩn đoán qua việc xét nghiệm sắc nhược máy, nếu như giảm hồng cầu và bạch cầu thì có thể có những tổn thương về nội tạng, men gan AST, ALT tăng.
CHẨN ĐOÁN VIÊM KHỚP THIẾU NIÊN NHƯ THẾ NÀO?
Để có thể nhận biết mức độ nặng nhẹ cũng như chính xác nguyên nhân, triệu chứng hiện tại như thế nào thì các bậc cha mẹ nên biết những cách chẩn đoán chính xác bệnh lý này để có biện pháp điều trị kịp thời.
Chẩn đoán lâm sàng
Các khớp đau, sưng khớp, cứng khớp dẫn đến khó đi lại vào buổi sáng. Ngoài ra, các trẻ có thể thay đổi một số hành vi như chán ăn, hay mệt mỏi, không thích hoạt động, đau nhức khớp vào ban đêm, hay sốt, chậm lớn, tràn dịch các màng,..
Chẩn đoán xác định
Dạng viêm khớp | Chẩn đoán |
Viêm khớp hệ thống | Sốt kéo dài, nổi ban (ban dát sần, ban đỏ, ban hồng mềm), nổi hạch bạch huyết, viêm màng ngoài tim, kháng thể kháng nhân âm tính. |
Viêm nhiều khớp với yếu tố dạng thấp (RF) âm tính | Viêm từ năm khớp trở lên, các khớp nhỏ và nhỡ, thường gặp là gối, cổ tay, cổ chân, bàn ngón tay, ngón chân. |
Viêm khớp RF dương tính | Chủ yếu gặp ở nữ, biểu hiện là viêm các khớp nhỏ và nhỡ, có tính chất đối xứng |
Viêm nhiều hơn vài khớp | Viêm ở khớp háng, các khớp nhỏ của bàn chân, cổ chân, đầu gối, cột sống, đau vùng khớp cùng chậu hoặc cột sống thắt lưng. Viêm mống mắt cấp tính, viêm đường ruột. |
Viêm khớp vẩy nến | Viêm khớp gối, sau nữa là đến các khớp của ngón tay ngón chân cùng những tổn thương da của bệnh vẩy nến. |
ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP THIẾU NIÊN NHƯ THẾ NÀO?

Điều trị bệnh viêm khớp gối thiếu niên còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Nếu như không may mắc phải có thể lựa chọn điều trị bệnh như sau:
Điều trị viêm khớp thiếu niên bằng tây y
Dùng thuốc kháng viêm không steroid
Đối với những trẻ bị bệnh viêm khớp thiếu niên có thể sử dụng những thuốc dưới đây:
1. Aspirin: liều dùng 75 – 90mg/kg cân nặng/ngày.
2. Ibuprofen: có thể dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Liều dùng: 35mg/kg/ngày (dạng viên), 45mg/kg/ngày (dạng siro) chia 3 lần.
3. Naproxen: dùng cho trẻ từ 2 tuổi, dạng viên và dạng siro. Liều dùng: 20 – 30mg/kg/ngày chia 2 lần.
4. Piroxicam: < 15kg: 5mg/ngày; 16-25kg: 10mg/ngày; 26 – 45kg: 15mg/ngày, > 46kg: 20mg/ngày. Uống 1 lần.
5. Diclofenac: 1-3mg/kg/ngày chia 2 – 3 lần.
Điều trị bằng Corticoid
Đây là cách được chỉ định dùng trong trường hợp trẻ bị bệnh viêm khớp toàn hệ thống. Có thể cho bệnh nhân uống Prednisolon hoặc chế phẩm tương đương vào mỗi sáng 8 giờ. Tuy nhiên, thuốc này chỉ dùng trong thời gian ngắn khi bị sưng khớp và đau nhiều, có nguy cơ tổn thương đến nội tạng.
Ngoài ra, có thể tiêm trực tiếp vào khớp. Tuy nhiên, bệnh nhân cần đến khám và được các bác sĩ chuyên khoa thực hiện.
Điều trị phối hợp
Trong một số trường hợp nếu bác sĩ có thể chỉ định điều trị phối hợp giữa việc dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm và bổ sung thêm các loại vitamin D, canxi, kali, kết hợp các kháng sinh có bội nhiễm.
Điều trị viêm khớp thiếu niên bằng đông y
Hiện nay, có rất nhiều bài thuốc đông y có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp gối thiếu niên hiệu quả. Các bài thuốc đông y có nguồn gốc từ thảo dược an toàn hơn với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi, tình trạng bệnh mà sử dụng các bài thuốc khác nhau. Những bài thuốc đông y có khả năng điều trị bệnh viêm khớp thiếu niên, nuôi dưỡng các sơ sụn, gân cơ, cải thiện tình trạng viêm, đau nhức và loại bỏ các tác nhân gây bệnh.
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỆNH VIÊM KHỚP THIẾU NIÊN

Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi hơn. Để bệnh có thể khỏi nhanh các bệnh nhân nên lưu ý những loại thực phẩm nên ăn và cần kiêng khem dưới đây:
Viêm khớp gối thiếu niên nên ăn gì?
- Khi còn nhỏ tuổi những các xương của trẻ sẽ phát triển nhanh nhưng để hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp thiếu niên trẻ nên ăn nhiều loại thực phẩm bổ sung canxi tốt cho xương như: sữa, bột yến mạch, hải sản, cua đồng,…
- Ngoài ra, cần bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu omega 3 như: cá hồi, dầu cá, cá thu, cá ngừ,.
- Bên cạnh đó, trẻ nên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, D, E như: cà rốt, cải bắp, súp lơ, các loại hoa quả…
Bệnh viêm khớp thiếu niên nên kiêng ăn gì?
Ngoài các loại thực phẩm nên ăn ở trên thì trẻ nhỏ nên kiêng một số loại thực phẩm sau:
- Những loại thực phẩm cay, nóng như: ớt, hạt tiêu, mì tôm, mù tạt, các loại thức ăn nhanh,…
- Tránh ăn quá nhiều mỡ động vật, nội tạng động vật, nước ngọt có ga, có cồn,…
Bệnh viêm khớp thiếu niên rất nguy hiểm, nó có thể biến chứng nhanh, khó điều trị. Chính vì vậy, các cha mẹ nên chú ý đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ, phát hiện bệnh sớm để có thể đưa ra những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.